Áp dụng SRI mang lại nhiều lợi ích như: giảm chi phí đầu vào, tiết kiệm giống, nguồn tài nguyên nước; giảm phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm bón phân hóa học, tăng cường bón phân hữu cơ, phân xanh, phân chuồng… Đặc biệt, áp dụng phương pháp này có thể sẽ thay đổi tư duy sản xuất của nông dân Việt Nam, giúp cải tiến phương pháp canh tác lúa truyền thống có từ lâu đời. Để giúp các cán bộ khuyến nông, bà con nông dân trồng lúa có thêm thông tin về nguồn gốc ra đời SRI, có thể áp dụng sáng tạo ra nhiều phương pháp phù hợp để sản xuất lúa hiệu quả hơn, phục vụ công tác Tái cơ cấu ngành nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất lúa, Trang web Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xin giới thiệu câu chuyện lịch sử về nguồn gốc hệ thống thâm canh lúa tổng hợp SRI.

Hệ thống phương pháp thâm canh lúa tổng hợp (SRI) được Fr.Henri De Laulanié, S.J., người Pháp thiết lập vào đầu những năm 1980. Ông đến Madagascar từ năm 1961 và sống chọn quãng thời gian 34 năm cuối đời với những người nông dân Madagascar để giúp họ cải tạo hệ thống canh tác nông nghiệp, và đặc biệt chú trọng tới sản xuất lúa, bởi lúa gạo là nguồn lương thực chính của cư dân nơi đây. Lúa gạo cung cấp hơn một nửa lượng calo tiêu thụ hàng ngày ở Madagascar, đồng thời là biểu trưng cho nền văn hóa và lịch sử của người malagasy (người dân Madagascar), đây cũng là một chỉ tiêu đánh giá mức độ thiếu đói của người dân địa phương.
Fr.Henri De Laulanié, S.J.

Fr. Laulanié mong muốn giúp đỡ người dân bản địa cải thiện điều kiện sản xuất của họ mà không phụ thuộc vào sự đầu tư đầu vào bởi những hộ nông dân Malagasy không có đủ tiền để mua vật tư, phân bón.

Fr. De Laulanié đã thành lập một trường học nông nghiệp tại Antsirabe năm 1981 để đào tạo thanh niên nông thôn tiếp cận những kiến thức cần thiết liên quan đến công việc và gia đình của họ. Ý tưởng về SRI được “hình thành” vào năm 1983, lợi ích nó đem lại cũng rất bất ngờ, bởi chỉ mất vài năm để khẳng định được phương pháp canh tác này sẽ thúc đẩy sản xuất bền vững. Năm 1990, làm việc với những đồng nghiệp người Madagascar, Fr. Laulanié đã thành lập một tổ chức phi chính phủ địa phương (NGO), đặt tên là Tổ chức Tefy Saina để làm việc cùng nông dân, và các tổ chức phi chính phủ khác, có chuyên môn về nông nghiệp và cải thiện sinh kế, sản xuất vùng nông thôn tại Madagascar.

Năm 1994, Tefy Saina làm việc với Viện Nghiên cứu Quốc tế Cornel về Lương thực, Nông nghiệp và Phát triển (CIIFAD) có trụ sở tại Lthaca, New york, để giúp bà con nông dân ở vùng ngoại vi sống xung quanh công viên quốc gia Ranomafana tìm kiếm phương thức canh tác mới thay thế phương thức đốt nương làm rẫy.

Trong một thời gian dài, thậm chí trong điều kiện có đủ nước tưới, năng suất lúa nước chỉ đạt 2 tấn/ha, các hộ nông dân vẫn phải tiếp tục trồng lúa cạn để duy trì cuộc sống nên hệ sinh thái rừng có nguy cơ bị phá hủy. Phương pháp canh tác này cũng không thể tồn tại mãi, trừ khi năng suất lúa nước được cải thiện trong điều kiện canh tác khó khăn về nước tưới.

Những nông dân ứng dụng phương pháp SRI có thể đạt năng xuất trung bình 8 tấn/ha khi phương pháp này được giới thiệu áp dụng ở vùng gần Ranomafana. Một dự án của chính phủ Pháp giúp đỡ cải tạo hệ thống kênh mương nhỏ ở vùng cao nguyên trong cùng thời gian này cũng nhận thấy rằng, nông dân áp dụng phương pháp SRI đã đạt năng suất trung bình trên 8 tấn/ha so với 2,5 tấn/ha khi canh tác theo phương pháp truyền thống và 3,7 tấn/ha khi canh tác theo phương pháp cải tiến kết hợp bón phân. Một đánh giá riêng do tổ chức hỗ trợ của pháp (FAA) (Bilger, 1997) cũng khẳng định năng suất trung bình của lúa canh tác theo SRI là 9 tấn/ha.

Tên gọi “Tefy Saina” trong tiếng Malagasy có nghĩa là “Thay đổi cách nghĩ” đã cho thấy rằng, tổ chức này không chỉ liên quan tới lúa gạo mà còn giúp người dân thay đổi cách nghĩ của họ. Trước khi Fr. Laulanié qua đời vào tháng 6 năm 1995, ông đã đăng một bài báo về SRI trên tạp chí Tropicultura (số 13:1,1993) tại Bỉ. Trong năm 2011, để kỷ niệm 30 năm Laulanié phát minh ra phương pháp SRI, tạp chí Tropiculture  đã tái bản bài báo (Hệ thống thâm canh lúa tại Madagascar, trên tạp chí Tropicultura  số 29 (3); trang 183-187 dựa trên số báo số năm 1993.

Từ năm 1997, một số lượng lớn các bài báo và tạp chí khác cũng đã viết về SRI. Trong khi hầu hết những lợi ích của SRI được các tổ chức phi chính phủ và các trường đại học đánh giá cao ngay từ đầu, thì hiện nay các chương trình nghiên cứu quốc gia, và các viện nghiên cứu quốc tế cũng đánh giá cao phương pháp này.

Thông tin thêm về Fr. De Laulanié (tiếng Pháp) có trên địa chỉ Tefy Saina website (Henri de Laulanié, le Visionnaire Realiste) và  obtituary in Jesuites en Mision – Chine madure madagascar (số 255, tháng 12 năm 1995 đến tháng 1 năm 1996).

Biên dịch:  Đặng Quý Nhân

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

 (Theo Conell University, College of agriculture and Life sciences)