Dự án nhằm giới thiệu các kỹ thuật thâm canh đối với cây trồng và sản xuất vật nuôi đang đem lại những kết quả mau chóng trong điều kiện biến đổi khí hậu khắc nghiệt. Dự án góp phần thay đổi nhận thức của người dân Mông Cổ trong việc lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn và có lợi hơn cho sức khỏe. Hơn nữa, dự án cũng là cầu nối để trao đổi và thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hơn ai hết, nông dân là những người cảm nhận rõ nhất về hậu quả của biến đổi khí hậu. Ở Mông Cổ, sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, sự mất cân bằng dinh dưỡng và thực đơn bữa ăn hàng ngày.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cây trồng và vật nuôi (Ảnh minh họa)

Đáp lại, 6 chuyên gia và 13 kỹ thuật viên Trung Quốc đã được điều động đến 29 trang trại ở Mông Cổ, tại nơi này họ chuyển giao kiến thức về nghề nông, sản xuất cây trồng, phát triển khả năng, thương mại và an toàn lương thực cho các hộ nông dân địa phương và nhân viên khuyến nông. Trước tiên, những chuyên gia đến từ khu vực tự trị Nội Mông của Trung Quốc chia sẻ những điều tương tự về các điều kiện của sinh thái học nông nghiệp, văn hóa và ngôn ngữ với người dân nơi đây. Trong 3 năm qua, các chuyên gia đã giới thiệu 11 công nghệ mới, 42 chủng loại cỏ khô và 80 thiết bị nông nghiệp, thêm vào đó tổ chức được 67 khóa học và đào tạo được 4.700 người. 

Kết quả

Mục tiêu chính của dự án trong khuôn khổ Hợp tác Nam-Nam (SSC) với Trung Quốc là để tiến hành Chương trình an ninh lương thực Quốc gia (NPFS). NPFS theo đuổi phương thức sản xuất nông nghiệp tiên tiến đối với an ninh lương thực hộ gia đình và Quốc gia (như là cây trồng trong nhà kính và sản xuất vật nuôi) và đẩy mạnh dự trữ lương thực, tiếp thị và an ninh lương thực tốt hơn. Nhờ sáng kiến này, đã đạt được những thành tựu trong một vài lĩnh vực sau:

Nghề chăn nuôi: Các chuyên gia của Chương trình hợp tác Nam-Nam đã giới thiệu 42 chủng loại cây cỏ và ngô có năng suất cao và chất lượng tốt. Chương trình canh tác này đã thành công rực rỡ và được chấp thuận là một phần trong chiến lược xây dựng và khôi phục vật nuôi của Chính phủ Mông Cổ. Các chuyên gia và kỹ thuật viên cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất vật nuôi và thụ tinh nhân tạo.

Chăn nuôi gia cầm: Các chuyên gia và kỹ thuật viên Chương trình hợp tác Nam-Nam đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để gia tăng nguồn cung trứng thông qua chương trình sản xuất chuyên sâu tiên tiến và đã thiết lập phòng thí nghiệm thú y tại trang trại gà ở Mông Cổ.

Sản xuất trồng trọt: Các chuyên gia và kỹ thuật viên Chương trình hợp tác Nam-Nam đã thiết lập 7 hệ thống tưới tiêu, và trình diễn các kỹ thuật quản lý công nghệ nước và tưới tiêu cho 4000 ha. Họ đã phát triển những nhà kính quy mô nhỏ mà có thể kéo dài được mùa vụ thêm khoảng 2 tháng và đã giới thiệu 32 chủng loại rau mới trồng đại trà và hơn 10 chủng loại cây và hoa. Họ cũng đã giới thiệu thành công công nghệ trong thiết kế và xây dựng nhà kính sử dụng năng lượng mặt trời mùa đông để kéo dài mùa trồng trọt và hỗ trợ đa dạng hóa cây trồng (rau và quả).

An toàn lương thực và thương mại: Các chuyên gia và kỹ thuật viên Chương trình hợp tác Nam-Nam đã thành lập một nhóm thực hiện nghiên cứu về các điểm kiểm soát tới hạn và phân tích nguy hại. Nhóm này đã hoàn thành một báo cáo về thiết lập trao đổi hàng hóa ở Mông Cổ, đề xuất 7 kiến nghị sửa đổi luật về thị trường sản phẩm phụ nông nghiệp ở Mông Cổ. 

Tư vấn kỹ thuật: Các chuyên gia và kỹ thuật viên Chương trình hợp tác Nam-Nam đã hỗ trợ Trung tâm Kỹ thuật và khuyến nông của Mông Cổ cải thiện hệ thống và đã cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho hơn 30 Công ty.

Tăng cường năng lực: Đã tổ chức 13 khóa đào tạo cho hơn 400 học viên.

Hướng đi tiếp theo

Chương trình hợp tác đã chuyển giao có hiệu quả kiến thức ở cấp độ phù hợp với người nông dân, góp phần hỗ trợ cho chương trình an ninh lương thực ở cấp độ hộ gia đình và Quốc gia, cũng như đa dạng hóa và nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp ở Mông Cổ. Mở rộng quy mô đòi hỏi nhiều hơn các đối tác tham gia và tăng vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Các chủng loại giống cùng với các công nghệ như giới thiệu có thể được triển khai ở quy mô lớn hơn nhiều với nguồn lực đã định.

Trên cơ sở những thành công bước đầu, Chính phủ đã đồng ý triển khai ở giai đoạn tiếp theo, đó là nhân rộng trên cơ sở những công nghệ then chốt như đã giới thiệu trong giai đoạn trước. Đã xác định được những lĩnh vực ưu tiên và việc huy động 12 chuyên gia mới đã sẵn sàng.

Văn Thủy - TTKNQG

(Dịch theo fao.org)