Theo thông báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam và Đài KTTV Nam Bộ, hiện nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đang duy trì ở mức cao. Dự báo, dòng chảy sẽ giảm trong thời gian khoảng 10 ngày tới do ảnh hưởng của việc giảm xả nước từ thủy điện phía hạ lưu; từ nay đến cuối mùa khô năm 2016 - 2017 nền nhiệt độ dự báo trên đồng bằng có xu thế cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,0°C, nhiệt độ cao nhất ở mức 33 - 37°C và có khả năng xuất hiện một số đợt mưa trái mùa nhưng phân bố không đồng đều giữa các khu vực. Nguồn nước chủ yếu cho sản xuất vẫn là nước từ thượng nguồn sông Mê Kông.

Để đảm bảo sản xuất lúa thắng lợi, Cục Trồng trọt đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trong vùng tập trung chỉ đạo tốt một số nội dung chủ yếu như sau:

1.  Đối với trà lúa xuân hè và hè thu sớm đã gieo trồng

- Chỉ đạo các đơn vị và địa phương thường xuvên thăm đồng, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và nguồn nước để kịp thời bơm tưới khi xảy ra hạn cục bộ; lưu ý các vùng có khả năng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn để tập trung chỉ đạo và chủ động có các giải pháp úng phó kịp thời.

- Cần chuẩn bị tích nước trong nội đồng đề phòng xâm nhập mặn và thiếu nước từ thượng nguồn; tranh thủ nguồn nước ngọt, dẫn nước hoặc bơm tưới cho lúa, nhất là tưới đủ nước cho 3 lần bón phân và thời kỳ lúa làm đòng, trỗ. Chủ động các phương án tiêu thoát nước đề phòng mưa lớn bất thường.

- Khuyến cáo nông dân chăm sóc, bón thúc sớm, tập trung và bón cân đối NPK tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, tăng dảnh hữu hiệu, tăng khả năng chống chịu ngay từ giai đoạn đầu; khi bón phân cần có đầy đủ nước tưới, sử dụng các dạng phân u-rê chậm tan để chống thất thoát đạm.

- Chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành tăng cường kiểm tra đồng ruộng phát hiện và xử lý nhanh, kịp thời các ổ sâu bệnh phát sinh, nhất là trong điều kiện nắng nóng, có mưa xen kẽ.

2. Đối với sản xuất lúa hè thu chính vụ

- Các địa phương rà soát kỹ kế hoạch sản xuất vụ lúa hè thu chính vụ (dự kiến xuống giống tập trung trong tháng 4 và tháng 5/2017); đảm bảo thích ứng và linh hoạt với diễn biến nguồn nước ở các vùng chủ động nước, vùng có nguy cơ thiếu nước và gắn với lịch né rầy. Đặc biệt lưu ý đến thời vụ và cơ cấu giống cho vụ thu đông 2017 và vụ đông xuân 2017 - 2018 đảm bảo đạt các chỉ tiêu kế hoạch về diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng lúa, gạo.

- Vùng ĐBSCL cần tập trung xây dựng kế hoạch sản xuất vụ hè thu chính vụ 2017 đảm bảo một sổ vấn đề sau:

Thời vụ:

+ Xuống giống trong tháng 4 tập trung vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu (phía bắc quốc lộ I Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang) và vùng Đồng Tháp Mười (Long An, Đồng Tháp, An Giang), một phần Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang và An Giang), Cần Thơ, Hậu Giang... diện tích khoảng 500.000 ha.

+ Xuống giống trong tháng 5 tại các vùng sản xuất lúa ở phía nam quốc lộ I cách biển 70 km thuộc các tỉnh Vĩnh Long (Măng Thít, Vũng Liêm, Long Hồ, Trà Ôn), Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh (Cầu Kè, Càng Long) diện tích khoảng 500.000 ha.

+ Xuống giống trong nửa đầu tháng 6 dương lịch tại các vùng chịu ảnh hưởng nước trời ở khu vực ven biển đến 70 km thuộc các tinh Long An (phía nam), Tiền Giang (phía đông), Bẹn Tre (các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú), Trà Vinh (các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú), Sóc Trăng (Long Phú, Trần Đề, Thạnh Trị, Ngã Năm), Bạc Liêu (Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai), Kiên Giang (Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên và U Minh Thượng) và Cà Mau diện tích khoảng 200.000 ha.

Cơ cấu giống lúa:

+ Khuyến cáo 2-3 giống lúa chủ lực với cơ cấu gieo trồng 50 - 60% giống chất lượng cao, lúa thơm 15%, giống chất lượng trung bình khoảng 10 - 15%. Sử dụng các giống lúa chống chịu hạn, phèn mặn trung bình-khá: OM 6976, OM 2517, OM 5629, OM 8017, OM 9921, OM 6677, OM 6162, OM 4900, OM 5451, ... cho những vùng khó khăn về nước tưới, chịu ảnh hưởng phèn, mặn.

+ Sử dụng nhóm giống cực ngắn ngày (dưới 90 ngày): OM 10424, IR 50404 ở những vùng thời vụ nghiêm ngặt đảm bảo thời gian dãn cách giữa 2 vụ.

Lưu ý: khi gieo trồng giống nếp trong vụ hè thu vì chất lượng không cao và đề phòng thị trường không thuận lợi.

- Vùng Đông Nam Bộ

Thời vụ:

Xuống giống trong tháng 5 khoảng 50.000 ha chủ yếu ở Tây Ninh, một phần Bà Rịa - Vũng Tàu chủ động nước tưới; xuống giống trong thảng 6: khoảng 40.000 ha diện tích còn lại vùng Đông Nam Bộ.

Cơ cấu giống:

Sử dụng các giống lúa chủ lực như OM6976, OM4900, OM6162, OM5451, ML48, TH6, ML202...

Giống bổ sung: ML214, OM4900, TH41, OM6976...

Tiếp tục tổ chức thực hiện chỉ thị 4864/CT-BNN-TT ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nahiệp và PTNT về việc tăng sử dụng giống lúa chất lượng cao, hạt giống xác nhận và giảm lượng hạt giống gieo sạ tại các tỉnh Nam Bộ. Cụ thể hóa việc thực hiện giảm lượng giống gieo sạ theo công văn số 1334/BNN-TT ngày 24 tháng 2 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc giảm lượng giống lúa gieo sạ tại các tỉnh ĐBSCL;

Các địa phương lập kế hoạch xây dựng mô hình, xác định diện tích, vùng chỉ đạo tập trung; xác định cụ thể diện tích giảm lượng giống gieo sạ, lượng giống gieo sạ từ 80 - 100 kg/ha và các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; kiên quyết không để vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng lưu hành làm thiệt hại cho bà con nông dân.

BBT (gt)