Tính đến nay, đã có trên 60 ha cà phê bị bọ cánh cứng phá hoại, trong đó cà phê trồng mới năm 2016 là 35 ha và 25 ha trồng vào năm 2017. Diện tích cà phê bị mất trắng là 7,5 ha, diện tích còn lại bị thiệt hại trên 60%.

Theo ông Bể, bọ cánh cứng ban ngày ẩn náu dưới gốc cây và đến tối (từ 19 – 21h) chúng từ dưới đất chui lên cắn phá, mật độ mỗi gốc cây có khoảng từ 20 -50 con.

Do loại này là đối tượng di chuyển và phá hoại về ban đêm cho nên Công ty đã tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, đồng loạt trên nhiều diện tích. Trong có có biện pháp thủ công bắt tay, dùng đèn chiếu sáng ... Biện pháp hóa học cứ một tuần phun thuốc một lần và tưới thuốc bảo vệ thực vật xuống gốc cây; ngoài ra Công ty còn tiến hành phun thuốc vào buổi tối trên cây cà phê với mật độ 4 ngày một lần. Hiện tại, khoảng một tháng đầu phun thuốc, bọ cánh cứng chết rất nhiều, tuy nhiên không hiểu sao vòng đời loại bọ bọ cánh cứng sống thế nào mà chỉ mấy ngày sau lại xuất hiện trở lại rất nhiều.

Để ngăn chặn bọ cánh cứng lan ra diện rộng, ông Trần Văn Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật đến kiểm tra thực tế và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng, hiện tại đã diệt được 80% bọ cánh cứng trên tổng diện tích cà phê của Công ty.

Theo nongnghiep.vn