Nhân viên tại Công ty 74 ở tỉnh Gia Lai làm việc trên một dây chuyền sản xuất cao su.

Các chuyên gia cho biết, ngành cao su phải cắt giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm tránh sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất để vượt qua thời gian khó khăn này.

Theo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, lợi nhuận của ngành công nghiệp cao su sẽ thu hẹp khi giá cao su trên thị trường được dự báo sẽ giảm xuống còn 31.000 đồng (khoảng 1,5 đôla Mỹ) cho mỗi kg trong năm nay, trong khi chi phí sản xuất đã mất khoảng 30.000 đồng (1,4 đô la Mỹ) .

Năm ngoái Ngành công nghiệp cao su Việt Nam đã có một thời gian khó khăn khi giá giảm xuống 1.500 USD mỗi tấn (giá thấp nhất trong vòng 5 năm). Sự sụt giảm của giá cao su một phần là do Trung Quốc - một trong những thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam đã cắt nhập khẩu cao su tại một số thời điểm.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cũng giống như năm 2013, năm 2014 Việt Nam đã xuất khẩu 1,07 triệu tấn cao su, nhưng chỉ thu được 1,8 tỷ USD, giá trị xuất khẩu năm 2014 thấp hơn năm 2013 là 28% do sự sụt giảm giá. Giá cao su xuất khẩu bình quân trong 11 tháng đầu năm 2014 là 1.695 đôla mỗi tấn, giảm 27 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Trên Thời báo Kinh Doanh, Ông Võ Sỹ Lực - Chủ tịch của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết Năm 2012, giá cao su đã bị trượt từ hơn 100 triệu đồng (4.670 đôla) mỗi tấn xuống còn khoảng 29 triệu (1.355 đôla ).

Điều này đã gây khó khăn cho người trồng cao su, nhiều người trồng cao su ở khu vực phía đông nam đã chặt bỏ cao su để chuyển sang cây trồng khác. Tổng diện tích trồng cây cao su bị chặt bỏ ước tính hơn 4.000 ha.

Theo ông Trần Ngọc Thuận - Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam cho biết Việt Nam hiện xuất khẩu cao su ở dạng thô, chủ yếu là mủ cao su hoặc cao su sơ chế điều này dẫn đến giá trị gia tăng thấp.

Ngành công nghiệp cao su ước tính giá trị cao su có thể tăng lên đến 20 lần nếu nguyên liệu được chế biến thành các sản phẩm hoàn chỉnh

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Thương mại nông - lâm - thủy sản và nghề muối chỉ ra rằng chỉ có 18% mủ cao su của Việt Nam được xử lý, nếu tỷ lệ này tăng lên đến 25%, Việt Nam sẽ trở nên ít phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

Các chuyên gia đã kêu gọi các công ty cao su đầu tư nhiều hơn vào chế biến mủ cao su để tăng giá trị gia tăng, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng ngành công nghiệp cao su sẽ tiếp tục gặp bất lợi trong trường hợp không có những cải tiến được thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, trong dài hạn, ngành công nghiệp cao su phải tái cơ cấu để phát triển bền vững, tập trung vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Thanh Huyền – TTKNQG

(Theo Vietnam News)