Nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với cá phi lê trong và ngoài nước, doanh nghiệp Tiến bộ Cầu Vồng đã quyết định liên doanh sản xuất các sản phẩm từ cá. Sau khi tìm hiểu nghề nuôi cá từ các chuyên gia Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản - một trong những quốc gia đánh bắt cá hàng đầu thế giới, doanh nghiệp này quyết định đầu tư vào phi lê cá rô phi vì nó có vị giống như một loại cá phổ biến của Nhật Bản, do đó có thể xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước khác.

Phi lê cá rô phi được lọc theo kỹ thuật của Nhật Bản

 

Với việc sử dụng sản phẩm phi lê cá rô phi theo công nghệ của Nhật Bản, doanh nghiệp này đang hướng đến mục tiêu đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Sản phẩm phi lê cá rô phi có chất lượng và hương vị thơm ngon, rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Các loại cá phi lê cũng đang trở nên phổ biến ở Campuchia - nơi cá vẫn là một thực phẩm chính trong chế độ ăn của người dân nơi đây với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 30 kg mỗi năm.

“Chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi có đủ cá để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mỗi ngày. Trước đại dịch Covid-19, chúng tôi có thể dễ dàng bán khoảng 500 - 600 kg phi lê mỗi tháng. Doanh số bán hàng của chúng tôi tăng đáng kể hàng năm” - Chav Soursdey, Giám đốc điều hành Doanh nghiệp cho biết.

Ông Mitsuhiro Kubota, Tổng giám đốc doanh nghiệp Tiến bộ Cầu Vồng cho biết: “Chúng tôi chọn tỉnh Kandal vì gần với Phnom Penh, nơi có nguồn nước tốt do nằm gần các con sông. 20 ao cá của trang trại, mỗi ao có kích thước 40m x 40m, nuôi khoảng 10.000 cá, thu hoạch mỗi ao gần 3 tấn cá rô phi. Cá rô phi thịt trắng và có hương vị nhẹ phổ biến là loài ăn cỏ dễ nuôi trong các ao nước ngọt. Thông thường cá được nuôi trong vòng sáu tháng, với mỗi con nặng từ 500-600g tuy nhiên chúng tôi không để chúng lớn hơn nữa vì nếu chúng quá lớn thì phi lê cá sẽ mất đi hương vị. Với những con cá quá to không phù hợp để làm phi lê, công nhân sẽ làm cá viên và các sản phẩm phần thừa sau khi phi lê được xay nhỏ và bán làm thức ăn cho các trại cá khác”.

Trang trại nuôi cá rô phi ở huyện Ponhea Leu của tỉnh Kandal

 

“Mục tiêu trước tiên của chúng tôi là sản xuất phi lê từ cá rô phi cho Nhật Bản và sau đó là các thị trường quốc tế khác như Châu Âu, Mỹ và Úc. Kế hoạch sắp tới là chúng tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng từ người mua quốc tế. Chúng tôi đang có kế hoạch xuất khẩu phi lê cá rô phi và đang chờ giấy phép xuất khẩu từ chính phủ”, Chav Soursdey - Giám đốc điều hành Doanh nghiệp thông tin.

Mai Anh

Theo Phnom Penh Post