Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 3 tăng trưởng lần đầu tiên trong 9 tháng trong khi tốc độ cho vay của ngân hàng tăng lên, đây là các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế này đang phục hồi.

Trên thị trường thế giới, nhu cầu mua mới kết hợp với những lo ngại về tác động của thời tiết khô hạn ở Thái Lan và Việt Nam là các yếu tố khiến giá gạo biến động trái chiều trên thị trường châu Á tuần qua.

Xu thế tăng chiếm ưu thế trên thị trường cao su kỳ hạn Tocom (Nhật Bản) tuần qua nhờ sự hồi phục của giá dầu và tác động kéo dài của El Nino có thể ảnh hưởng đến sản lượng cao su tại các quốc gia Đông Nam Á.

Giá tiêu giao ngay lẫn kỳ hạn của Ấn Độ tăng liên tiếp trong bối cảnh nguồn cung tiếp tục thắt chặt.

Giá đường giảm trước các suy đoán tập đoàn dầu khí quốc gia Brazil Petrobras sẽ giảm giá xăng, một động thái có thể làm suy yếu nhu cầu nhiên liệu sinh học (ethanol) qua đó sẽ làm tăng nguồn cung mía để sản xuất đường thay vì ethanol.

Thị trường trong nước, giá lúa cuối vụ Đông Xuân đang tiếp tục tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu mua vào của Trung Quốc gia tăng.

Giá lợn hơi ở Đồng Nai tăng do Trung Quốc đẩy mạnh thu mua. Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng do sản lượng nuôi trong dân bắt đầu cạn kiệt.

Giá tôm nguyên liệu tuần qua tại Bạc Liêu tăng do thời tiết không thuận lợi cho việc đánh bắt và ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn nên sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy hải sản trong tỉnh giảm mạnh.

Thông tin chi tiết, bạn đọc xem trong bản tin Thị trường Nông nghiệp tuần 14/2016

BBT (gt)