Theo báo cáo từ Mạng lưới Đài phát thanh Hoa Kỳ của Mỹ, các lô hàng này được chuyển đến các công ty làm đậu phụ và sữa đậu nành, điều này mở ra mối quan hệ lâu dài giữa Mỹ và các công ty đậu nành Campuchia.

Ông Hean Vanhan, Tổng cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp thuộc Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia, cho biết đó là bước đi tích cực cho nền kinh tế của đất nước. “Nền kinh tế chúng ta sẽ có lợi từ điều này. Cách tốt nhất là sử dụng nguyên liệu thô sản xuất trong nước, nhưng nếu chi phí sản xuất cao hơn cho các sản phẩm địa phương thì tốt hơn là nhập khẩu. "

Theo ông Loeng Kim Sean, người đã từng lãnh đạo Hiệp hội Phát triển đậu tương Tah Ong ở tỉnh Kampong Cham cho biết trong vài năm nay những người sản xuất đậu tương tại địa phương đã phải chịu đựng rất nhiều vì chi phí chế biến cao và khả năng sinh lời thấp. Hiệp hội này cũng đã giải thể cách đây một năm vì không thể trả giá đậu tương cho nông dân cao hơn do có nhiều cạnh tranh từ thị trường nhập khẩu. Hiện nay trong tỉnh không có nông dân nào trồng đậu tương vì giá quá thấp, nông dân đã từ bỏ trồng cây đậu tương để trồng các loại cây trồng có lợi nhuận và tiềm năng tốt hơn để thay thể như cây điều hay cây sắn.

 

Thu hoạch đậu tương tại một trang trại gần Pleasantville, Iowa, Mỹ

 Thanh Huyền

Theo PhnomPenh Post