Cam sành Hà Giang bước vào giai đoạn chín

Cam sành là cây ăn quả đặc sản của Hà Giang và trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Bắt đầu từ năm 2013, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức triển khai “Chương trình Phục hồi và phát triển cây cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP”. Nhờ đó, diện tích và năng suất của cây cam sành không ngừng được nâng lên. Nếu như năm 2013, tổng diện tích cam sành của Hà Giang chỉ đạt 2.663,6 ha, năng suất đạt bình quân 55 tạ/ha và sản lượng đạt 9.725 tấn thì đến cuối năm 2016 tổng diện tích cam sành của Hà Giang đã được nâng lên trên 7.907,6 ha, năng suất đạt bình quân 83,2 tạ/ha, trong đó có trên 1.543 ha cam sành đạt tiêu chuẩn VietGAP và sản lượng ước đạt 17.218 tấn.

Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành của Trung ương đã tham gia đóng góp các ý kiến cho tỉnh Hà Giang trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cam sành, nâng cao sức cạnh tranh của cam sành Hà Giang đối với các sản phẩm cam sành khác trên thị trường; trong đó có cạnh tranh về giá cả, chất lượng, về phương pháp quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Một số ý kiến tham gia đề xuất một số giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường đối với sản phẩm cam sành Hà Giang.

Cũng tại Hội nghị, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã trao Giấy Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam sành Hà Giang; các khu vực thuộc chỉ dẫn địa lý bao gồm các xã trồng cam của 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Các doanh nghiệp cũng đã tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cam sành đối với các hợp tác xã trồng cam của Hà Giang trong niên vụ 2016 – 2017.

Phạm Văn Phú

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang