Theo báo cáo của Thời báo Kinh tế, cơ quan Phát triển xuất khẩu thủy sản  Ấn Độ (MPEDA) dự tính trong vòng 07 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2014) xuất khẩu thủy sản đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 195,5 tỷ rupi, tương đương 3,33 tỷ đô la Mỹ.

Tình hình thị trường thế giới đang dần được cải thiện bởi lý do một số nước nuôi trồng chính vẫn đang dần hồi phục từ tác động của hiệu ứng chết sớm hàng loạt (EMS) và các nước khác thì đang đối diện với những thách thức do các vấn đề dư lượng kháng sinh.

Chủ tịch Hiệp hội tôm Ấn Độ, Satyanarayana chỉ ra rằng: “Sản lượng tôm ở Thái Lan vẫn chưa nhiều. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị hạn chế do vấn đề dự lượng thuốc kháng sinh. Một vài chuyến hàng của Ấn Độ cũng bị trả lại do có thuốc kháng sinh. Nhưng những con số là quá thấp khi đề cập về mối quan ngại”.

Các hộ nuôi trồng thủy sản Ấn Độ hy vọng, mặc dù giá tôm thẻ chân trắng giảm nhưng sản lượng xuất khẩu hải sản từ nước này vẫn tiếp tục ổn định.

Ông Satyanarayana lưu ý rằng: “Để đáp ứng nhu cầu của toàn cầu, các đầm nuôi trồng ở Ấn Độ đã tăng sản lượng tôm khoảng 300.000 tấn vào năm ngoái, doanh thu xuất khẩu chạm ngưỡng 4,85 tỷ USD. Trong năm tài khóa này, con số này phải là 350.000 tấn”.

Theo tờ The New Indian Express: khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10/2014, tôm đông lạnh nổi lên là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực cả về số lượng và doanh thu.

Về giá trị, xuất khẩu tôm chiếm 73,14% so với tổng doanh thu và về số lượng, thị phần tôm đông lạnh là 39,73%, tiếp theo là cá đông lạnh, cá mực và mực.

Trong suốt giai đoạn phân tích (từ tháng 4 đến tháng 10/2014), Mỹ là nhà nhập khẩu hải sản lớn nhất của Ấn Độ, tiếp theo là các nước Đông Nam Á, Cộng đồng Châu Âu, Nhật Bản, Trung Đông và Trung Quốc.

Văn Thủy - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

(Dịch theo fis.com)